BẢN TIN 448

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT TUẦN 32 TN B

          Đức Giê-su nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” (Mc 12,43)

Suy niệm: Cha McCarthy có kể câu chuyện Mẹ thánh Têrêxa lần kia được một người ăn xin tặng 30 xu là tất cả số tiền anh xin được trong ngày. Mẹ nói rằng với 30 xu, có lẽ mẹ chẳng mua được gì, nhưng nó trở nên quý giá gấp ngàn lần vì đã được làm với lòng yêu thương. Thiên Chúa không nhìn nơi tầm cỡ vĩ đại của công việc, mà là nhìn vào tình yêu thương qua đó công việc được hoàn thành. Cũng như người ăn xin trên đây, bà góa trong bài Tin Mừng hôm nay không đóng góp nhiều lắm xét về số lượng, nhưng xét theo chất lượng, thì nhiều hơn ai hết. Vì sao vậy? Vì những món quà vật chất được định giá bằng tiền, nhưng những món quà của trái tim được định giá bằng tình mến, bằng lòng hy sinh, bằng tâm tình vui lòng chịu mất mát, miễn sao nói được tâm tình của mình. Và bà góa này có được tất cả những tâm tình quý giá ấy.

          Nhớ rằng càng dâng cho Chúa những món quà được bọc trong lớp áo xinh xắn là việc hy sinh những điều quý trọng của bạn như thời giờ, công sức… Chúa sẽ càng hài lòng về bạn. Bạn có tặng Chúa những món quà chất lượng cao không?

 

  PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

11.11 CHÚA NHẬT XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN. Mc 12,38-44

12.11 Thứ Hai. Thánh Jô-sa-phat, Giám mục, tử đạo. Lễ nhớ; Lc 17,1-6

13.11 Thứ Ba. Lc 17,7-10

14.11 Thứ Tư. Thánh Têphanô Théodore Cuénot Thể, Giám mục, tử đạo; Lc 17,11-19

15.11 Thứ Năm. Thánh An-bec-tô Cả, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh: Lc 17,20-25

16.11 Thứ Sáu. Thánh Ma-ga-ri-ta Tô Cách Lan và Thánh Giê-tô-rut, trinh nữ; Lc 17,26-37

17.11 Thứ Bảy. Thánh nữ  Ê-li-sa-bet Hungari. Lễ nhớ. Lc 18,1-8

18.11 CHÚA NHẬT XXXIII MÙA THƯỜNG NIÊN. Mc 13,24-32

KÍNH TRỌNG THỂ  CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Lc 9,23-26 (Ga 17, 11b-19)

 

THÔNG BÁO Số 60TB/GXCT/2018

  1. Chúa Nhật 32 Thường Niên, 11/11/2018.

+ Giáo xứ Chính Tòa Chầu Thánh Thể. Các Phiên Chầu lượt cụ thể như sau:

  1. Từ 11g00 đến 11g30: Ca đoàn Tiếng Anh Emmanuel.
  2. Từ 11g30 đến 12g30: CT Thăng Tiến Hôn Nhân + Ban Bác Ái Xã Hội- Caritas do CT Thăng Tiến Hôn Nhân chủ trì.
  3. Từ 12g30 đến 13g30: Hội Legio Mariae + Ban Bác Ái Vinh Sơn do Hội Legio chủ trì.
  4. Từ 13g30 đến 14g30: Giới Trẻ + Giới Người Cha + Giới Người Mẹ do Giới Trẻ chủ trì.
  5. Thứ Năm 15/11/2018, vào lúc 17g15, Thánh lễ Cầu Cho Các Giáo Chức phục vụ tại Giáo xứ Chính Tòa nay đã qua đời. Mời cộng đoàn sốt sắng tham dự, hiệp ý cầu nguyện.
  6. Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 15g30 24/11/2018, tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Tân Đại Diện Tòa Thánh lần đầu tiên thăm viếng giáo phận Đà Nẵng.

 

HỌC HỎI – SỐNG ĐẠO: YOUCAT

  1. Có một liên kết hữu cơ giữa các Bí tích không?

– Các bí tích đều là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng chính là nguồn gốc các Bí tích. Người ta phân biệt: có những bí tích khai tâm dẫn đưa vào đức tin, đó là Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể; có những bí tích chữa lành, đó là Bí tích Giải Tội, Xức Dầu Bệnh Nhân; có những bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ, đó là Bí tích Hôn Phối và Truyền Chức Thánh. [1210 – 1211]

– Bí tích Rửa Tội liên kết ta với Chúa Kitô. Bí tích Thêm Sức ban cho ta Thánh Thần của Người. Bí tích Thánh thể hiệp nhất ta với Người. Bí tích Giao Hoà giúp ta làm hòa với Chúa Kitô. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân Chúa Kitô dùng để chữa lành, ban sức mạnh, an ủi. Nhờ Bí tích Hôn Phối, Chúa Kitô ban tình yêu Người cho tình yêu ta và ban sự trung tín của Người cho ta. Nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, các linh mục nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn các Kitô hữu, nhận lấy quyền tha tội và cử hành Thánh lễ.

+ Khai tâm có nghĩa là dẫn vào, là cho một người gia nhập vào một cộng đoàn nhờ Thánh Thần của Chúa Kitô.

* Tuần đến, xin mời suy nghĩ trước: 194. Bí tích Rửa Tội là gì?

  

    TẢN MẠN – CHIA SẺ ­- GÓP NHẶT

Thân Xác Hỏa Táng Của Người Đã Qua Đời Không Được Phép Rải Vào Trong Thiên Nhiên

Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố một hướng dẫn liên quan đến việc chôn cất và hỏa táng, nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội rằng việc hỏa táng, dù một cách mạnh mẽ không khích lệ, có thể được phép trong một số giới hạn nhất định – và rằng việc rải tro sau hỏa táng là bị cấm.

Văn kiện Ad resurgendum cum Christo, hay “Sống lại với Đức Kitô”, khẳng định mặc dù việc hỏa táng “không bị cấm” nhưng Giáo Hội “tiếp tục khích lệ việc thực hành chôn cất thân xác của người quá cố, vì điều này thể hiện một sự tôn trọng lớn lao hơn dành cho người quá cố”.

Văn kiện giải thích rằng “sau những động cơ hợp pháp” đối với việc hỏa táng đã được xác định, thì “tro của người tín hữu phải để lại cho tận phần sau cùng vào một nơi thánh”, như là một nghĩa trang hay nhà thờ. Văn kiện tiếp tục khẳng định rằng không được phép để tro tại nhà hoặc rải rác tro “vào trong không khí, trên đất, ra biển hay bất cứ một cách nào khác, hay tro cũng không được lưu giữ trong các vật lưu niệm, trong các đồ trang sức hay những đồ vật khác”.

“Qua việc chôn cất thân xác của người tín hữu, Giáo Hội khẳng định niềm tin của mình vào sự phục sinh của thân xác, và có ý để thể hiện rằng phẩm giá cao quí của thân xác con người như là một phần toàn diện của con người nhân loại mà thân xác hình thành nên một phần căn tính của họ”.

“Do đó, Giáo Hội không thể bỏ qua cho những thái độ hay cho phép các nghi lễ có liên hệ đến những ý niệm sai lầm về sự chết, chẳng hạn như coi sự chết như là sự hủy bỏ con người, hoặc là một thời khắc trở về với Mẹ Thiên Nhiên hay vũ trụ”.

Thay vào đó, việc chôn cất trong một nghĩa trang hay một nơi thánh khác “là đáp trả đủ cho lòng đạo đức và sự tôn trọng dành cho thân xác của người tín hữu đã qua đời người mà qua Phép Rửa đã trở thành đền thờ của ctt và trong thân xác ấy “như là khí cụ và kênh mà Chúa Thánh Thần thực thi quá nhiều việc tốt lành”.

Đức Hồng Y Gerhard Müller, Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết: “Việc chôn cất, phần cử hành phụng vụ sau cùng đối với chúng ta, là một sự diễn tả niềm hy vọng của chúng ta về sự phục sinh”, “và do đó Giáo Hội tiếp tục dạy rằng việc chôn cất bình thường là một hình thức bình thường”.

Ngoài ra, theo Cha Thomas Bonino, một quan chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin: Các việc thực hành như việc rải tro vào trong thiên nhiên có thể là một hình thức “những lời tuyên tín phiếm thần, như thể thiên nhiên là một thượng đế”. Hoặc nó có thể diễn tả một ý thức hệ lầm lạc “rằng sau khi chết thì không có gì thuộc về con người còn lại, rằng thân xác chỉ trở về với đất và không còn gì hơn nữa”.

Văn kiện của Vatican nhấn mạnh một vài lý do khác đối với tầm quan trọng của việc chôn cất người chết, gồm cả việc Giáo Hội coi việc chôn cất người chết là một trong những công việc thể lý của lòng thương xót.

“Từ thưở ban đầu nhất, các Kitô Hữu đã mong muốn rằng người tín hữu đã qua đời trở thành những đối tượng của những lời cầu nguyện và sự tưởng nhớ của cộng đồng Kitô Giáo”, văn kiện khẳng định.

Bằng việc lưu giữ tro cốt của người quá khứ ở một nơi thánh, chúng ta có thể khẳng định rằng họ không bị loại trừ ra khỏi lời cầu nguyện của gia đình và cộng đồng Kitô Giáo, văn kiện cho biết, cũng như là mang lại một dấu ấn cho con cháu, đặc biệt là sau khi thế hệ kế tiếp đó qua đi.

“Chúng ta là người Công Giáo…và chúng ta phải nỗ lực để hiểu tất cả mọi yếu tố của đời sống của chúng ta theo nghĩa là niềm tin Kitô Giáo”, ĐHY Müller nói.

“Chúng ta tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là Chúa của chúng ta và chúng ta cũng mang lấy niềm hy vọng cho sự phục sinh của thân xác chúng ta…và do đó truyền thống lớn lao của người Kitô Giáo luôn luôn là chôn cất”.

(Giuse C. Pham/ Theo CNA)

 

Cửa Thiên Đường

Một võ sĩ tên là Nobushinge tìm đến Hakuin hỏi: “Thiên đàng và địa ngục có thực chăng?”

“Ông là ai?” Hakuin hỏi.

“Tôi là một hiệp sĩ.” người chiến sĩ trả lời.

“Ông mà là hiệp sĩ à!” Hakuin thảng thốt. “Quan nào mà lại thuê ông hộ vệ? Gương mặt ông trông giống tên hành khất.”

Nobushinge bắt đầu nổi giận toan rút kiếm, nhưng Hakuin nói tiếp: “Thì ra ông cũng có kiếm! Vũ khí của ông nom có vẻ cùn lắm, làm sao mà cắt được đầu ta.”

Trong khi Nobushinge rút kiếm Hakuin nhận xét: “Ðây là cửa mở ra địa ngục!”

Qua câu nói người võ sĩ ngộ được lời dạy của thiền sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.

“Ðây là cửa mở vào thiên đàng.” Hakuin nói.