Đoàn đến Giáo xứ Hội An trời cũng đã bắt đầu về chiều, đón đoàn trong sự nhiệt tình là Cha Quản Xứ Marcello Đoàn Minh, ngài mới vừa rời Giáo Xứ Chính Tòa Đà Nẵng trong cương vị phụ tá. Bắt đầu là phần giới thiệu về Hội An, về cái vùng đất hân hạnh là điểm đầu tiên chính thức đón bước chân các nhà truyền giáo trên đất nước hình chữ S này. 

Có lẽ chúng ta cùng dành thời gian để đọc lại đôi nét về lịch sử Công Giáo tại Hội An (phần này lấy lại từ Giáo Xứ Hội An).

 

I.  Tổng quát

Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam chớm nở từ thế kỷ XV, XVI tại Miền Bắc như Thăng Long, Trà Lũ (Nam Định)… Rồi tại Miền Nam như Hà Tiên… Nhưng mãi tới thế XVII, các Linh Mục Dòng Tên là Francescô Buzomi, Diego Carvallo cùng các thầy Antonio Diaz, Joseph, Paul đến cửa Hàn (Hội An) vào năm 1615, bấy giờ công biệc truyền giáo mới thực sự rõ nét.

Như vậy, Hội An là địa điểm mà hạt giống Phúc Âm được chính thức gieo vãi, vun trồng và lan toả khắp nơi, đặc biệt là ở Miền Trung và Miền Nam.

Tìm hiểu lịch sử Giáo Xứ Hội An cũng là tìm hiểu lịch sử khởi nguyên của Đạo Công Giáo tại Việt Nam và nếu tính đến năm 2000, thì Giáo Xứ Hội An đã được 385 tuổi (1615 – 2000) là một Giáo Xứ kỷ cựu nhất Việt Nam. Dù đã phải trải qua nhiều bớc thăng trầm, Giáo Xứ Hội An vẫn còn tồn tại và khiêm tốn vươn lên.

Những dòng lịch sử ghi lại đây chỉ nhằm điểm qua những nét chính yếu. Sinh hoạt Giáo Hội Việt Nam là cả một chuỗi thời gian dài và phong phú, không thể diễn tả trọn vẹn. Quá khứ đem lại cho người tín hữu Việt Nam nhiều hãnh diện, nhưng cũng đòi hỏi một sự nổ lực không ngừng để củng cố và xây dựng tương lai.

385 năm, một thời gian để mừng, để ghi nhớ, để cảm tạ Thiên Chúa, để tri ân công lao của tiền nhân và để chung sức lo việc kế tục.

 

II.                Địa thế

Giáo Xứ Công Giáo Hội An nằm trong đô thị cổ Hội An, nay thuộc tỉnh Quảng Nam. Về phía Tay Nam cách Hội An khoảng 30 Km là thành phố Đà Nẵng. Về phía Bắc có Biển Đông, phía Nam có sông Hội. Còn về phía Tay cách Hội An chừng 5 Km là cửa Đại.

Vốn là nơi sầm uất về thương mại, Hội An đã thu hút được thương thuyền của các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc… đến buôn bán.

Vì thế, nhờ thương thuyền của Bồ Đào Nha các Linh Mục Dòng Tên đã đến Hội An thực hiện công cuộc truyền giáo và đem lại kết quả như hôm nay.

Đến nay Nhà Thờ Công Giáo Hội An đã được trùng tu và tọa lạc tại số Nguyễn Trường Tộ, là một địa điểm nổi bẩt và mang nhiều ý nghĩa, nhiều kỷ niệm lịch sử.

 

III.   Hội an qua các thời kỳ phát triển

a. Thời kỳ phôi thai (1615 – 1665)

Hội An cũng như nhiều nơi khác trên toàn quốc đã trải qua gần 50 năm gọi là thời kỳ phôi thai dành cho công việc truyền giáo.

Tại Hội An, một số người Nhật và người Hoa (Trung Quốc) Công Giáo đến đây sinh cơ lập nghiệp hoặc tị nạn vì các cuộc bách hại về tôn giáo tại quê hương họ.

1615 các Linh Mục Dòng Tên Francescô Buzomi và Diego Carvallo cùng đoàn tháp tùng là các thầy Antôniô Diaz, Joseph và Paul đến Hội An thực hiện công cuộc truyền giáo.

Sau đó có Cha Bori và De Pinas cùng đến truyền giáo tại đây.

Trong thời điểm này Hội An có ba cộng đoàn Công Giáo. Một cộng đoàn người Nhật có nguyện đường tại địa điểm bay giờ là Cẩm Phổ. Cộng đoàn người Hoa ở đường Constonaise cũ, nay là đường Nguyễn Thái Học. Còng cộng đoàn người Việt có nguyện đường ở Sơn Phong, nay không còn di tích.

1624 Cha Alexandre de Rhodes đến kế nghiệp Cha Buzomi.

Nhìn chung trong thời kỳ đầu Giáo Xứ Hội An có một cộng đoàn tín hữu khá đông, gồm cả người Nhật, người Hoa và người Việt.

b. Thời kỳ giáo phận đàng Trong (1659 – 1840)

1672 Giáo Xứ Hội An được vinh dự là nơi Đức Cha Lambert de la Motte chọn để triệu tập công đồng gồm nhiều Linh Mục và thầy giảng.

1664 Cha Louis Chevreuil thuộc Hội Thừa Sai Paris làm quản xứ Hội An đầu tiên khởi. Và có Cha Hainques cùng cộng tác.

1672 Cha Vachet kế tục quản xứ Hội An.

1675, thay thế Cha Vachet làm Giám Mục là Cha Mahot. Cha cũng được thăng chức Giám Mục Giáo Phận Đàng Trong.

1684, Cha Peres được bổ nhiệm làm quản xứ Hội An thay Cha Vachet. Cha đảm trách nhiệm vụ trong 45 năm. Cha cũng được thăng chức Giám Mục.

1730, Cha Valere Rist làm quản xứ cho tới năm 1737. Ngài được thăng chức Giám Mục phụ tá cho Đức Cha Alexandre de Alexandris.

Tiếp theo đó là thời kỳ cấm cách nghiêm ngặt. Hội An không có Cha quản xứ, nhà xứ bị phá huỷ, giáo dân lý tán.

c. Thời kỳ thuộc giáo phận quy nhơn I (1923 – 1957)

1884 Đức Cha Cuénot Thể thành lập Giáo Phận Đàng Trong gọi là Giáo Phận Quy Nhơn gồm các tỉnh, thị từ Đà Nẵng vào tới Đồng Nai. Có nghĩa là từ đây Giáo Xứ Hội An thuộc Giáo Phận Quy Nhơn.

Vì ly tán không có Cha quản xứ, đến năm 1914 một số giáo dân quy tụ về dựng được một nhà nguyện. Thỉnh thoảng mới có Cha ở Phước Kiều về dâng lễ.

1935 Hội An mới có Cha Pierre Gallioz (Cố Thiết) về làm quản xứ. Cố Thiết làm quản xứ được 18 năm trong một thời điểm rất khó khăn. Ngài qua đời 1953 và được an táng tại khuôn viên Nhà Thờ Hội An.

Trong thời gian quản xứ, Cố Thiết xây dựng được 1 Nhà Thờ và 1 cô nhi viện.

1953 Cha Phaolô Nguyễn Tưởng làm quản xứ Hội An.


d. Thời kỳ thuộc giáo phận quy nhơn II (1957 – 1963)

5 – 7 – 1957 Giáo Phận Quy Nhơn được giới hạn lại và do Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm giám mục. Lúc này Hội An trực thuộc Giáo Phận mới này.

Bấy giờ Hội An có 3116 giáo dân gồm cả dự tòng của các điểm truyền giáo phục cận Cẩm Hải, Cẩm Nam… Vì lý do đó Cha Tưởng mời một số Cha ở gần Hội An cùng tiếp sức như Cha Phaolô Võ Hữu Tư (La Nang), Giacôbê Nguyễn Đình Thuận (Vĩnh Điện)…

Vào thời điểm này Hội An có chi họ Cẩm Nam ở bên kia sông Hội. Chi họ Lê Lợi được thành lập năm 1954 do Cha ton Bùi Ngọc Trợ gồm đa số là người Bắc.

Trong thời gian quản xứ Cha Trợ đã xây dựng Nhà Thờ, nhà xứ, phòng thuốc ũng như trường học Chơn Phước Thiện. Tại chính xứ Hội An cho Tưởng xây dựng được một hội quán và chuẩn bị vật liệu để xây dựng Nhà Thờ.

1959 vì Cha Tôma Nguyễn Tới là người đã luống tuổi về thay Cha Trợ nên công việc có phần giảm sút.

Với con số 3116 giáo dân là lúc Hội An có được số giáo dân đông nhất và nhiều nhân lực nhất.

e. Thời kỳ thuộc giáo phận đà nẵng

18 – 1 – 1963 Giáo Phận Đà Nẵng được thành lập (tách ra từ Giáo Phận Quy Nhơn do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh) và Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám Mục tiên khởi. Từ đây Hội An lại thuộc Giáo Phận mới Đà Nẵng. Lúc này Hội An vẫn còn do Cha Phao lô Nguyễn Tưởng coi sóc. Và ngài qua đời 14 – 4 – 1964.

Từ 1964 – 1965 Hội An không có Cha sở chỉ do Cha Phaolô Võ Hữ Tư quản xứ La Nang kiêm nhiệm. Giáo dân Hội An giảm sút.

1965 Hội An đón Cha Giuse Lê Văn Ly về làm quản xứ.

Trong 6 năm coi sóc Giáo Xứ Cha Ly đã xây dựng lại Nhà Thờ với diện tích 720 m2 còn đến ngày nay. Bên cạnh Cha Ly Hội An còn có các Cha Phó: Cha tôn Trần Văn Trường, Cha Giuse Vũ Dần…

1970 Cha Phaolô Trương Đắc Cần được bổ nhiệm thay Cha Ly làm quản xứ Hội An.

5 – 1974 Cha Cần xin trở về quê quán ở Bình Định và hiện làm quản xứ Giáo Xứ Sông Cầu.

Thay vào đó Cha Phêrô Lê Như Hảo được tiến cử làm quản xứ Hội An.

Vì thế cuộc giáo dân phải di tản, đi kinh tế mới nên con số 2216 giáo dân chỉ còn lại khoảng hơn 1 nghìn.

Đến nay đã 25 năm Cha Hảo đã phải vất vả vật lộn với sóng đời giúp Hội An mãi sứng đáng là một địa danh mang dấu ấn khai sáng Đạo Công Giáo của Giáo Phận Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Cuộc hành trình của Giáo Xứ đang tiếp tục.

Hiện nay (2015), Giáo Xứ do Cha Marcello Đoàn Minh quản xứ, với 1.789 giáo dân.

 

Xin mời xem một số hình ảnh: 

Cha QX rất hào hứng khi nói về tấm văn bia này, mặt sau được viết bằng 03 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp, phần tiếng Việt nhu sau: “Từ ngày 18 tháng giêng năm 1615./ Thần Linh Thiên Chúa dẫn lối,/ Bao đoàn thừa sai vượt sóng,/ Vững chí bền tâm,/ Loan truyền Tin Mừng cứu rỗi,/ Cho trăm học con Rồng cháu Tiên./ Bốn trăm năm qua,/ Thập giá Đức Kitô đưa đường,/ Từng lớp chứng nhân quên mình,/ Đồng lao cộng khổ,/ Gieo mầm hạt giống Đức Tin,/ Khắp mười phương đất Việt trời Nam.

 

Ngôi nhà thờ mới vừa được sửa lại, trông sáng và khang trang hơn.

 

Đúng ngay dịp Giáo Xứ chuẩn bị cho đại lễ 400 Năm Tin Mừng và 50 Giáo Phận tại đây (18/01/1615-18/01/2015)

 

Trước khi lên đường, đoàn cũng kịp tỏa ra dạo bộ phố cổ Hội An

 

Một chút gì đó rất Hội An, một thoáng nhanh nhưng không vội vàng và rất đông du khách nước ngoài

 

Xin mời xem hình đầy đủ và dung lượng lớn tại đây:

 

Còn tiếp và hết… VI. Đức Mẹ Sao Biển và TTMV

 

Xin mời xem hình của cả chuyến hành hương tại đây:

 

Bài và ảnh: Văn Thơm

BTT GX CT ĐN