Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 23/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 23/10
Lời dạy của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng một câu chuyện được một vài người kể lại cho Người về những người Galilê bị Philatô sát hại khi họ dâng lễ hy sinh tại Đền Thờ. Không những vụ tàn sát này diễn ra trong khuôn viên Đền Thờ, mà cảnh máu người hoà lẫn với máu các con vật hy tế càng khơi dậy sự ghê tởm và giận dữ. Không rõ tại sao họ kể lại câu chuyện này cho Đức Giêsu. Có lẽ vì Đức Giêsu là người Galilê và họ muốn cảnh báo Người, giống như sau đó ít lâu về vụ Hêrôđê Antipa muốn giết Người. Hoặc cũng có thể họ muốn đe doạ Người rằng nếu Người bị tố cáo với chính quyền Rôma, Người cũng sẽ phải chịu chung số phận như thế. Hoặc cũng có thể họ chỉ truyền tai nhau một ít lời đồn về các thảm kịch của những người khác, như lời thánh vịnh nói, những kẻ vui mừng vì những khốn khổ của người khác sẽ phải tủi hổ.
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 22/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 22/10
Trên kia chúng ta đã nói về lời khẳng định của Phaolô rằng Lề Luật là một lý do khiến cho tội tràn lan, và những chỉ trích của các đối thủ của Phaolô chống lại ngài. Tuy nhiên mục tiêu của thánh Tông đồ chỉ là muốn vạch ra rằng Lề Luật tự nó không có sức biến đổi và cứu rỗi con người; nó chỉ cho thấy điều gì là đúng và điều gì là sai, và rốt cuộc chỉ nhấn mạnh vào những điều sai sót của con người. Đây là lý do tại sao Phaolô nói không một chút hoài nghi rằng Lề Luật là tốt lành và thánh thiện, nhưng vấn đề là ở chỗ vì có Lề Luật mà tội lỗi, sự vi phạm các giới luật, được tỏ lộ trong tất cả tính chất nghiêm trọng của nó. Lề Luật đặt ra trước mặt con người con đường sống và con đường chết.
Suy niệm Kinh Mân Côi – Năm sự Sáng, cầu cho công cuộc truyền giáo
Suy niệm Kinh Mân Côi – Năm sự Sáng, cầu cho công cuộc truyền giáo
Chúa Giêsu khởi đầu sứ mạng cứu độ không phải bằng việc giảng dạy hay làm phép lạ mà bằng việc chịu phép rửa sám hối tại sông Giođan. Chúa là Đấng vô tội, giờ đây sám hối vì tội lỗi của toàn thể nhân loại chúng ta để nhờ đó chúng ta được trở nên công chính (x. 2Cr 5,21). Hành động đó khiến Chúa Cha hài lòng về Con yêu dấu của Ngài vì Người Con đó vâng phục ý Chúa Cha hiến thân mình làm giá chuộc tội cho muôn người (Ga 1,29).
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 21/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 21/10
Các bài đọc Kinh Thánh của phụng vụ hôm nay cung cấp cho chúng ta một chủ đề chung: sự tự do Thiên Chúa ban cho mỗi người, việc sử dụng tự do của chúng ta, và những trách nhiệm từ việc sử dụng này. Bài đọc thư gửi các tín hữu Rôma vạch ra một lằn ranh rõ rệt giữa một đời sống làm nô lệ tội lỗi và một đời sống dưới quyền lãnh đạo của Chúa Kitô. Bài đọc cũng chỉ ra điểm cuối của mỗi con đường. Kết quả cuối cùng của nếp sống tội lỗi là sự chết, và sự chết biểu thị sự chia cắt vô phương trở lại. Sự chia cắt này là số phận tự gây ra cho mình của những người cố chấp gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời họ. Viễn cảnh được Phaolô trình bày hoàn toàn tương ứng với viễn cảnh của Tin Mừng. Cùng với viễn cảnh đen tối của việc từ khước Tin Mừng và hậu quả là án phạt, cũng có chân trời rộng mở của sự sống đời đời được đặt nền móng trong Đức Giêsu Kitô. Đối với Phaolô, một chiến binh già với nếp sống nghiêm ngặt tuân giữ giới luật tôn giáo như là con đường dẫn đến cứu độ, điều quan trọng là phải không ngừng nhấn mạnh rằng sự hiệp thông với Thiên Chúa nhờ con người Đức Giêsu Kitô là một món quà được ban không. Không ai có quyền đòi hỏi điều gì từ Thiên Chúa. Cứu rỗi là một ân sủng, và loài người được mời gọi đón nhận và làm cho nó lớn lên.
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 20/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 20/10
Xuyên suốt cả thư Rôma của ngài, thánh Phaolô luôn luôn cho rằng dựa vào luật Môsê là vô ích, vì nó không giải thoát loài người, nhưng làm cho loài người bị nô lệ và bị kết án. Trên thực tế, trước khi có luật Môsê, tội và sự chết đã hiện hữu trên thế giới rồi, vì tội của Ađam. Nhưng vì khi ấy Luật chưa được mạc khải và vẫn chưa có các giới lệnh, nên không thể qui trách các tội nhân vì các vi phạm của họ.
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 19/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 19/10
Đoạn thư thánh Phaolô trong bài đọc phụng vụ hôm nay là tâm điểm của Thư gửi tín hữu Rôma của ngài. Ẩn bên dưới lời phát biểu rằng con người cần được cứu chuộc, chúng ta thấy có niềm xác tín rằng tội lỗi làm hoen ố mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Sau khi dùng kinh nghiệm bản thân và Sách Thánh để chứng minh rằng ơn cứu chuộc loài người đến từ Thiên Chúa nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô chứ không phải nhờ phép cắt bì, thánh Tông đồ bắt đầu trình bày về trải nghiệm Kitô giáo “của chúng ta”.
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 18/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 18/10
Vào ngày lễ kính thánh Luca hôm nay, chúng ta lắng nghe thư của thánh Phaolô gửi cho người môn đệ thân tín của ngài là Timôthêô, torng thư ngài than phiền rằng ngài chỉ còn một mình Luca đi cùng, ngoài ra chẳng còn ai.
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 16/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 16/10
Ngày 16 tháng 10 Thứ Bảy tuần 28 Mùa Thường Niên Thánh Hétvich, nữ tu Thánh Magarita Maria Alacốc, nữ […]
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 14/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 14/10
Ngày 14 tháng 10 Thứ Năm tuần 28 Mùa Thường Niên Rm 3,21-30 Lc 11,47-54 Phaolô kết thúc đoạn trình […]
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 13/10
Suy niệm tháng Truyền giáo ngày 13/10
Ngày 13 tháng 10 Thứ Tư tuần 28 Mùa Thường Niên Rm 2,1-11 Lc 11,42-46 Trong bài đọc I, trích […]
ĐẦU TRANG